Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam: Cơ hội và Thách thức

TIỀM NĂNG LỚN

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, trong giai đoạn 2014-2017 trung bình mỗi năm có khoảng một triệu lao động Việt chuyển từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Xu hướng đô thị hóa sẽ tiếp tục lan rộng với tốc độ chóng mặt, phát triển giáo dục quốc gia vì vậy trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc.

Với quy mô dân số lớn – trên 94 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục; tuy vậy cần hướng đến trọng tâm là cải thiện chất lượng.

Khi nền giáo dục nước nhà còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nhiều gia đình khá giả đã chọn giải pháp cho con đi du học. Theo số liệu của Viện Thống kê của UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam đã tăng trung bình 12%/năm từ 50 ngàn học sinh năm 2012 lên đến xấp xỉ 80,000 học sinh năm 2016. Những con số này cho thấy ngành giáo dục tại Việt Nam cần có những phương án thay thế và càng nhấn mạnh hơn nữa tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này.

Với quy mô dân số lớn thứ 3 tại ASEAN và cơ cấu dân số trẻ, lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hứa hẹn tiềm năng đầu tư.

CƠ HỘI

Do khối lượng bài vở lớn, phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ và chất lượng giảng dạy tại nhiều trường công, học sinh thường tham gia các lớp và khóa học phụ đạo ngoài giờ học trên lớp. Có thể thấy học sinh Việt Nam có một niềm khát khao được giáo dục đào tạo nâng cao hơn mức trung bình trên toàn cầu.

Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 27 thành phố trên toàn thế giới có trên 50 trường học quốc tế. Các trường học này không chỉ giảng dạy cho con cái của các gia đình người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt nam mà cả các gia đình người Việt mong muốn cho con mình theo học tại các cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế. Phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCMC đều nhận được rất nhiều hồ sơ xin theo học của học sinh Việt Nam; tuy vậy do quy định của nhà nước, số lượng học sinh trong nước theo học tại các trường này hiện đang bị giới hạn.

Có hiệu lực từ ngày 01/08/2018, Nghị định 86 đã nâng hạn mức số lượng học sinh Việt Nam tại các trường học có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định này cho phép tối đa 50% học sinh Việt tại các trường quốc tế, thay đổi đáng kể so với giới hạn trước đó là 10% đối với trường tiểu học và 20% đối với trường THCS và THPT.

Nghị định sô 73/2012/ND-CP
(hết hiệu lực từ ngày 01/08/2018
Nghị định sô 86/2018/ND-CP
(có hiệu lực từ ngày 01/08/2018)
• Cấp mẫu giáo, mầm non: Chỉ chấp nhận học sinh quốc tế• Cấp tiểu học: tối đa 10% học sinh Việt Nam• Cấp THCS: tối đa 20% học sinh Việt Nam• Cấp THPT: tối đa 20% học sinh Việt Nam• Cấp mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT: tối đa 49.9% học sinh Việt Nam

Sửa đổi trong Nghị định 86 đem đến một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng trường học quốc tế tại Việt Nam. Giới hạn này đã từng là một cản trở lớn cho nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là tại các tỉnh thành khác ngoài Hà Nội và TP.HCM, nơi số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc không lớn nhưng có nhiều gia đình Việt khá giả muốn đầu tư vào việc học tập của con cái.

Các trường quốc tế tại Việt Nam dự kiến sẽ đón nhận một số lượng lớn hồ sơ xin học của học sinh Việt sau khi Nghị định nới lỏng giới hạn tỷ lệ học sinh Việt tại các trường này.

Các trung tâm dạy tiếng Anh cũng đã phát triển đáng kể trong những năm qua. TP.HCM và Hà Nội có khoảng 450 trung tâm tiếng Anh; trong đó ILA đang dẫn đầu thị trường, và thị phần của APAX đang tăng nhanh. Theo Chỉ số thành thạo tiếng Anh (Education First English Proficiency Index – EFEPI) năm 2017 Việt Nam xếp hạng thứ 7 trên 20 nước được đánh giá, cho thấy khát vọng hòa nhập và vươn lên của đất nước này.

Cognita, một quỹ giáo dục, đã mua Trường Quốc tế TP.HCM (International School of HCMC – ISHCMC) và Trường Tiểu học Saigon Pearl. Quỹ North Anglia đã mua Trường Quốc tế Anh Quốc (British International School), và TPG, một quỹ đầu tư Mỹ, đã sát nhập Trường Việt – Úc (Vietnam-Australia School – VAS). EQT đầu tư vào ILA, một chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam. IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh Hội Việt – Mỹ (Vietnam-USA Society – VUS); Mekong Capital đầu tư và trung tâm tiếng Anh YOLA; và IAE đầu tư và Đại học Western University. Luồng vốn đầu tư lớn vào các trường quốc tế cho thấy tiềm năng phát triển của giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Các trường đại học và cao đẳng công ở Việt Nam chỉ có thể nhận 600.000 trong số 1,8 triệu hồ sơ trong kỳ xét tuyển đại học quốc gia hàng năm, cho thấy nhu cầu giáo dục cấp sau THPT đang rất lớn.

Mặt khác, các sinh viên ra trường đã và đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm đúng ngành học của mình bởi còn thiếu kỹ năng thực hành thiết yếu. Tuy rằng chính phủ Việt Nam ưu tiên hợp tác với các trường Đại học quốc tế và rất nỗ lực trong việc mở rộng các phương án giáo dục và đào tạo cho học sinh nước nhà sau cấp THPT, số lượng học sinh Việt đi du học vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong số đó nhiều sinh viên quyết định học đại học tại các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Pháp. Có thể thấy, môi trường giáo dục tại Việt Nam đang cần có thêm các trường đại học chất lượng, với bằng cấp được chứng nhận quốc tế và học phí cạnh tranh, hứa hẹn cơ hội đầu tư lớn.

THÁCH THỨC

Đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam còn tồn tại một số thách thức, bao gồm một số hạn chế về các chương trình và một số những quy định về thủ tục. Giáo dục được ghi nhận là một trong những ngành vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần xử lý triệt để như hối lộ nhập học, nâng điểm thi và kết quả học tại tất cả các cấp hay sao chép, đạo văn, gian lận thi cử, giả mạo bằng cấp và khai khống ngân sách giáo dục để trục lợi cá nhân, v.v. Truyền thông gần đây cũng đặc biệt chú ý đến những sai phạm này, đòi hỏi sự tham gia của các cấp ban ngành, tiến hành điều tra một cách minh bạch và kỷ luật nghiêm minh để ngăn chặn và giải quyết vấn đề này.

Những quy định khắt khe của chính phủ Việt Nam có thể là một thách thức cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Thuế suất cao, vốn đầu tư tối thiểu cho từng loại tổ chức và hợp tác giáo dục, yêu cầu về nhân lực và quy trình cấp phép phức tạp chính là những rào cản ban đầu cho bất kỳ nhà đầu tư nào. Nghị định 86 mới được ban hành cho phép 5 loại tổ chức giáo dục: tổ chức đào tạo ngắn hạn, trường mẫu giáo mầm non, tổ chức giáo dục bậc phổ thông (tiểu học, THCS, THPT và liên cấp, tổ chức giáo dục bậc cao và các chi nhánh của các tổ chức giáo dục cao cấp quốc tế.

TRIỂN VỌNG

Với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tang mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục cao hơn. Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao; câu hỏi đặt ra là: nguồn cung sẽ đáp ứng theo mô hình và quy mô nào?